Làm sếp tôi luôn ép mình phải đóng vai ác

Làm sếp tôi luôn ép mình phải đóng vai ác

Là sếp, tôi chưa bao giờ muốn nhân viên của mình khó chịu hay không thoải mái khi làm việc. Nhưng đôi lúc, tôi phải buộc mình đóng vai “ác” để mọi người nghiêm túc làm việc và đảm bảo hiệu quả công việc. Những nỗi khổ này, chỉ có những ai đang làm sếp mới có thể hiểu hết.

Là trưởng nhóm, nhưng tôi và mọi người luôn hòa đồng

Trước khi được lên chức, tôi chỉ là trưởng nhóm của một nhóm nhỏ. Mặc dù là nhóm trưởng nhưng tôi với mọi người khá thân thiết với nhau. Tôi như một người anh lớn chỉ dẫn cho cả nhóm. Và khi có lỗi gì xảy ra thì tôi là người đứng ra chịu trận. Tôi còn nhớ, lúc đó mọi người thoải mái nói chuyện, trao đổi với tôi về những vấn đề trong công việc lẫn cuộc sống. Anh em thường tụ tập với nhau vào những giờ trưa ăn cơm hay những tối cuối tuần.

Là người đi trước, tôi luôn cố gắng quan sát và dành nhiều lời khuyên cho nhóm với hy vọng nhóm và mọi người có thể phát triển nhiều hơn. Có những lúc bị tôi chửi nhưng mọi người vẫn không hề tỏ thái độ. Mặc dù lời nói hơi thô tục nhưng mọi người đều thông cảm, ghi nhận những nhận xét của tôi. Đó là điều khiến tôi vui, nhưng để mọi người phát triển hơn nhiều nữa thì tôi phải thật nghiêm khắc.

Chỉ cần thấy trong nhóm có biểu hiện khác thường là tôi sẽ tìm cách để hỏi han và tìm hiểu nguyên nhân, để từ đó có thể “trị” mọi người. Nhìn bề ngoài có lẽ tôi là một người khá lạnh lùng, cũng thuộc dạng kiệm lời ít nói vì tính tôi ngại thể hiện.

Một bức tường vô hình nào đó được dựng lên khi tôi được lên chức

Sau một thời gian cố gắng, tôi được cấp trên bổ nhiệm lên vị trí trưởng phòng. Để có thể ngồi vị trí này lâu, hiện tại tôi vẫn cố gắng rất nhiều. Hầu như thời gian của tôi đều dành cho công việc. Cũng không còn những buổi ăn trưa hay những cuộc vui với anh em. Bây giờ tôi mới thấm câu nói “làm sếp là phải chịu cô đơn”.

Càng lên một vị trí cao, tôi càng phải giữ khoảng cách với nhân viên nhiều hơn. Giữ khoảng cách là để quan sát và quan tâm họ theo những cách khác, chứ không phải là xa cách. Muốn là sếp được nhân viên tôn trọng, ngoài việc dành nhiều thời gian để cải thiện kỹ năng của bản thân, tôi còn phải cân nhắc thái độ thể hiện, đối xử và tiếp xúc với nhân viên.

Gần gũi quá với nhân viên thì đôi khi lại tạo hiệu ứng ngược sẽ khiến nhân viên cảm thấy quá thoải mái, đôi khi không còn tôn trọng với cấp trên. Giống như người ta vẫn nói “lãnh đạo giống như làm cha mẹ, càng nuông chiều, càng dễ dãi, cho quà nhiều con cái sẽ hư hỏng”. Chính vì vậy mà bản thân tôi phải biết giữ cho mình một khoảng cách an toàn.

Gần đây, tôi có nghe một vài nhân viên bàn tán với nhau rằng tôi là một lão sếp “khó chiều” và “khó tính”. Thật sự thì bản thân tôi vẫn cảm nhận được điều đó nhưng tôi vẫn phải làm. Nếu sự khó tính của tôi giúp nhân viên phát triển và công việc đạt được hiệu quả thì tôi bằng lòng đóng trọn vai “ác”.

Sau thời gian làm việc, tôi vẫn rất hòa đồng với mọi người. Tôi cảm giác mặc dù mọi người ngoài mặt vẫn cười nhưng bên trong là sự dè chừng, không muốn tiếp xúc với tôi. Điều này tôi có thể hiểu và thông cảm cho mọi người. Vì tôi đã chọn làm “con sói đơn độc” thay vì làm “con cừu bé nhỏ” nên đây là những điều tôi phải đón nhận.

Vào vai “ác” là điều chẳng ai thích, kể cả tôi cũng vậy. Nhưng để lãnh đạo hiệu quả, tôi cần phải làm vậy. Đóng vai “ác” nhưng nhận lại những kết quả tốt cho tất cả mọi người thì tôi không có gì phải hối tiếc.

KJOB chúc các bạn thành công !

NHÀ TUYỂN DỤNG HÀNG ĐẦU
tư vấn dịch vụ đăng tin

Kjob online