KPI tuyển dụng của một Headhunter

KPI tuyển dụng của một Headhunter

Headhunter là thuật ngữ để nói về những công ty chuyên cung cấp dịch vụ tìm kiếm nguồn ứng viên hoặc trực tiếp tuyển dụng nhân sự cho các doanh nghiệp theo sự ủy thác. Để thu hút được nhiều khách hàng, các công ty headhunter phải có chiến lược phát triển hiệu quả và triển khai thành công, nền tảng cơ bản để có được điều này chính là việc đánh giá KPI. Hãy cùng Kjob tìm hiểu rõ hơn về KPI của headhunter như thế nào các bạn nhé.

kpi-chuan-cua-mot-headhunter-hien-nay-kien-nghiep-group

1. Chỉ số KPI của headhunter trong quy trình tuyển dụng

Xây dựng KPI cho nhân viên doanh nghiệp kinh doanh sản xuất thì chúng ta đã khá quen thuộc, nhưng KPI của một headhunter như thế nào thì vẫn còn gây nhiều sự tò mò. So với phòng tuyển dụng tại mỗi doanh nghiệp, một headhunter đóng vai trò như bên thứ ba trung gian giữa doanh nghiệp và ứng viên cần sự hoạt động chuyên sâu hơn về lĩnh vực nhân sự, cụ thể là tuyển dụng nhân sự:

  • Đáp ứng nhu cầu tuyển dụng cho nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau
  • Có kiến thức chuyên môn về nhiều vị trí công việc trong nhiều ngành nghề khác nhau.
  • Toàn tâm tập trung nghiên cứu các khía cạnh liên quan đến nhân sự như : luật lao động, quy trình tuyển dụng, xu hướng tìm kiếm nhân lực trên thế giới…
  • Linh hoạt vận dụng các nguồn lực, các mối quan hệ sẵn có để tư vấn, giải quyết những yêu cầu tuyển dụng cho khách hàng.

Tóm lại, một headhunter giỏi chính là “quân sư” tuyển dụng mà nhiều loại hình doanh nghiệp, nhiều ngành nghề kinh doanh có thể tìm thấy câu trả lời tốt nhất cho nhu cầu của mình.

2. Những KPI quan trọng của một headhunter

Số lượng công ty headhunter tại thị trường Việt Nam cũng ngày một nở rộ, mang lại nhiều cơ hội lựa chọn cho doanh nghiệp, nhưng đồng thời cũng khiến các công ty headhunter phải đương đầu nhiều thách thức cạnh tranh mới. Đánh giá KPI của một headhunter nhằm mục đích giúp công ty cải thiện chiến lược phát triển, thu hút nhiều ứng viên giỏi, rút ngắn tối đa thời gian và chi phí tuyển dụng. Dưới đây là những chỉ số KPI quan trọng mà một headhunter cần áp dụng:

Số lượng CV nhận được trên mỗi tin đăng tuyển

Tùy theo cấp bậc tuyển dụng, doanh nghiệp có thể đặt trọng số để tính số lượng CV ứng tuyển cho từng vị trí. Thông thường, những vị trí nhân viên sẽ có số lượng CV rất nhiều, trong khi đó, quản lý cao cấp thường rất ít CV ứng tuyển.

Chỉ số này nhằm đánh giá khả năng thu hút ứng viên, hay nói cách khác là việc xây dựng môi trường để ứng viên và doanh nghiệp gặp nhau đã được công ty headhunter của bạn làm tốt hay chưa.

  • Công thức = / Tổng số CV nhận được trong kỳ.

kpi-chuan-cua-mot-headhunter-hien-nay-kien-nghiep-group

Chỉ số tỷ lệ CV phù hợp mô tả công việc

Trong số các CV nhận được, chỉ những CV phù hợp với mô tả công việc sau quá trình sàng lọc mới được dùng làm cơ sở để khách hàng đánh giá về chất lượng thu hút ứng viên của headhunter. Bởi lẽ, khi đó, khách hàng hay các doanh nghiệp mới nhận định được chi phí họ bỏ ra so với số lượng CV phù hợp có được từ kênh headhunter nào là hiệu quả nhất.

Công thức 1 = Tổng số CV phù hợp / tổng số CV nhận được

Công thức 2 = Tổng chi phí khách hàng bỏ ra / tổng số CV phù hợp

Chỉ số thời gian tuyển dụng thành công một vị trí

Chỉ số này thường áp dụng khi doanh nghiệp ủy thác phần lớn quyền hạn tuyển dụng cho công ty headhunter, đa phần là các vị trí quản lý cấp cao khó tìm ứng viên phù hợp.

Thông thường, khoảng thời gian được tính là tuyển dụng thành công sẽ bắt đầu từ khi ký kết hợp đồng ủy thác tuyển dụng đến khi doanh nghiệp ký kết hợp đồng lao động với ứng viên trúng tuyển. Tuy nhiên, tùy theo điều khoản hợp đồng, thời gian công ty headhunter hoàn tất nhiệm vụ tuyển dụng của mình có thể ngắn hơn.

Công thức = Tổng thời gian tuyển dụng thành công / tổng số vị trí được ủy thác tuyển dụng

Chỉ số doanh thu bình quân trên mỗi vị trí tuyển dụng

Mỗi vị trí tuyển dụng, mỗi đặc trưng yêu cầu công việc sẽ có mức phí dịch vụ khác nhau. Cùng một yêu cầu tuyển dụng, mỗi công ty headhunter có thể đưa ra mức phí khác nhau. Do vậy, nếu công ty headhunter của bạn đưa ra mức phí cao hơn nhưng khách hàng vẫn đồng ý, điều này cho thấy chất lượng tuyển dụng của công ty trên thị trường. Ngược lại, nếu mức phí thấp hơn cũng chưa hẳn là điều tệ hại vì với những headhunter mới gia nhập thị trường, tìm kiếm khách hàng sẽ là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển của họ.

Công thức = Tổng doanh thu tuyển dụng trong kỳ / tổng số vị trí tuyển dụng trong kỳ

Chỉ số khách hàng tiếp tục sử dụng dịch vụ tại công ty

Việc khách hàng tiếp tục lựa chọn, tiếp tục ủy thác tuyển dụng luôn là điều mà mọi công ty headhunter dù lớn hay nhỏ, dù lâu năm hay mới gia nhập đều mong đợi. Đây là chỉ số quan trọng nhằm đánh giá chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng, khả năng linh hoạt đón đầu xu hướng của công ty headhunter.

Công thức = Tổng số khách hàng quay lại / tổng số khách hàng đã sử dụng dịch vụ

Chỉ số tăng trưởng khách hàng

Chỉ số này được xem như “số liệu thức tỉnh” doanh nghiệp trong thị trường tuyển dụng nhân lực cạnh tranh. Nếu số lượng giảm sút cho thấy chất lượng dịch vụ nhân sự có vấn đề nghiêm trọng, ngược lại, nếu số lượng khách hàng tăng mạnh cũng không hoàn toàn tốt,vì có thể mức phí dịch vụ của bạn đang ở mức thấp, nhân viên của bạn đang phải đối mặt lượng công việc quá tải… Tất cả đều là sự cảnh báo đáng lưu tâm trong chiến lược phát triển sắp tới.

Công thức = (Tổng số khách hàng kỳ này  – tổng số khách hàng kỳ trước) / Tổng số khách hàng kỳ trước

Mỗi công ty headhunter sở hữu chiến lược phát triển khác nhau, do vậy, những chỉ số KPI của một headhunter được  KJOB giới thiệu được xem là cốt lõi không thể thiếu. Bên cạnh đó, mỗi công ty headhunter sẽ bổ sung thêm những chỉ số KPI phù hợp nhất để hoàn thiện bảng đánh giá tốt nhất cho chiến lược của riêng mình.

KJOB chúc bạn thành công !

NHÀ TUYỂN DỤNG HÀNG ĐẦU
tư vấn dịch vụ đăng tin

Kjob online