Cửa hàng trưởng là gì?

Cửa hàng trưởng là gì?

Đối với thế hệ trẻ hiện nay thì cửa hàng trưởng không còn là một công việc quá lạ lẫm. Vậy, cửa hàng trưởng là gì? Công việc của một cửa hàng trưởng là như thế nào? Bài viết dưới đây của KJOB sẽ cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin về công việc của cửa hàng trưởng và cách để trở thành một cửa hàng trưởng chuyên nghiệp nhất.

1. Cửa hàng trưởng là gì?

Cửa hàng trưởng được xem là người đứng đầu của cửa hàng, chịu trách nhiệm trong việc quản lý mọi thứ ở cửa hàng, từ quản lý nhân sự tới quản lý hàng hoá hay quản lý việc bán hàng. Mọi hoạt động của cửa hàng đều được thực hiện dưới sự kiểm soát và quản lý của cửa hàng trưởng.

Trên hết, nhiệm vụ quan trọng nhất của một cửa hàng trưởng là phải đảm bảo cho doanh thu cửa hàng luôn nằm ở mức tốt nhất, đạt mục tiêu đã đề ra. Cửa hàng trưởng sẽ là người đưa ra quyết định cuối cùng trong mọi việc ở cửa hàng.

Bao gồm cả việc liên quan tới nhân sự, hay là cả những vấn đề xảy ra giữa cửa hàng với khách hàng. Vì vậy, sự quyết đoán và khả năng ra quyết định là hai thứ không thể thiếu khi trở thành một cửa hàng trưởng.

2. Công việc của cửa hàng trưởng là gì?

Quản lý việc bán hàng

Quản lý bán hàng là một trong những vai trò quan trọng nhất trong công việc của cửa hàng trưởng. Một người cửa hàng trưởng giỏi là một người biết sắp xếp việc bán hàng của cửa hàng một cách hợp lý, biết tìm ra điểm mạnh của từng nhân viên và phân chia công việc phù hợp cho từng người.

Cửa hàng trưởng sẽ lên kế hoạch và phân công phần việc cụ thể cho nhân viên, đồng thời giám sát và theo dõi kết quả làm việc. Tất cả những điều đó được chứng minh rõ nhất trong con số doanh thu của cửa hàng. Với sự quản lý rõ ràng và phù hợp thì chắc chắn doanh thu của cửa hàng sẽ liên tục đi lên và nằm ở mức ổn định.

Mặt khác, các chiến lược marketing hiệu quả sản phẩm của cửa hàng thông qua truyền thông, báo chí, hay các trang mạng xã hội, tờ rơi,… cũng phải được cửa hàng trưởng nghiên cứu và đưa ra nhằm giúp doanh thu của cửa hàng có thể đạt mức cao nhất có thể.

Chịu trách nhiệm quản lý, huấn luyện kỹ năng, quy trình cho nhân viên bán hàng

Một cửa hàng muốn tồn tại được lâu dài thì không thể chỉ bởi một cá nhân mà phải dựa vào toàn bộ tập thể nhân viên và quản lý cửa hàng. Cửa hàng trưởng sẽ là người trực tiếp quản lý, hướng dẫn những kỹ năng, quy trình cần thiết cho mọi nhân viên.

Một tập thể có hoạt động được tốt và lâu dài hay không, phần lớn sẽ phụ thuộc vào sự dẫn dắt của người đứng đầu. Ngoài ra, cửa hàng trưởng còn phải cung cấp và đảm bảo cho nhân viên có một môi trường làm việc an toàn và thân thiện để ai cũng có thể phát huy tốt nhất những khả năng của bản thân.

Giám sát quy trình bán hàng

Cửa hàng trưởng sẽ trực tiếp theo dõi doanh thu bán hàng tổng hợp và của từng món hàng mỗi ngày. Sau đó sẽ kiểm tra xem món hàng nào bán chạy, món nào không bán được để điều chỉnh chính sách phù hợp cho từng mẫu mã.

Ngoài ra, họ còn phải để ý đến từng không gian trong cửa hàng để bố trí hàng hoá một cách bắt mắt, có thẩm mĩ, sao cho cửa hàng thu hút được nhiều người mua.

Quản lý cửa hàng

Hầu như ở những cửa hàng có cửa hàng trưởng thì sẽ không cần có quản lý. Do đó, họ còn phải làm những công việc như một người quản lý thực thụ. Không chỉ là những việc cơ bản như giữa hàng hóa sạch sẽ, ngăn nắp mà còn bao gồm những việc như: Nộp báo cáo trong từng thời gian nhất định cho quản lý cấp cao, đảm bảo an toàn về vấn đề tài sản, tránh gây thâm hụt doanh thu cửa hàng…

Nghiên cứu thị trường, khách hàng

Một cửa hàng trưởng còn phải biết nhận thức về xu hướng bán lẻ trên thị trường, thăm dò phương thức hoạt động của các đối thủ cạnh tranh. Đồng thời, phải liên tục cập nhật các xu hướng mới nhất, xây dựng và phát triển chiến lược xây dựng mối quan hệ với khách hàng, từ đó tìm hiểu về nhu cầu của họ để tìm ra phương hướng phát triển cửa hàng.

Ví dụ, các ưu đãi riêng, ưu đãi đặc biệt phải được đưa ra cho những khách hàng thân thiết để có thể “giữ chân khách hàng”, cũng như để tri ân những người đã gắn bó với cửa hàng trong cả một thời gian dài. Không chỉ thế, những chiến lược giảm giá khác nhau còn phải được đem ra trong từng dịp kỉ niệm hay dịp lễ nhằm thu hút khách hàng mới, tăng doanh thu của cửa hàng.

Điều chỉnh lương, chính sách nhân sự

Điều chỉnh lương, chính sách nhân sự phù hợp với năng lực hay doanh thu là một việc không thể không nhắc tới của một cửa hàng trưởng. Tuỳ vào từng thời điểm, thì cửa hàng trưởng sẽ phải cân nhắc và suy nghĩ kĩ lưỡng về vấn đề này.

Giải quyết khiếu nại của khách hàng

Đối tượng chính của kinh doanh chính là khách hàng. Sự hài lòng của khách hàng không những ảnh hưởng tới doanh thu cửa từng hàng mà đến cả toàn bộ doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cửa hàng có thể sẽ gặp phải những sự phản hồi không tốt tới từ khách hàng. Việc của cửa hàng trưởng chính là xử lí vấn đề làm sao cho vừa hợp tình, hợp lý mà vẫn làm cho khách hàng có thể hài lòng và lựa chọn quay lại cửa hàng vào lần tiếp theo.

3. Yêu cầu đối với một cửa hàng trưởng

Công việc của một cửa hàng trưởng không đòi hỏi quá nhiều về bằng cấp hay kiến thức chuyên môn mà ưu tiên về kinh nghiệm hơn. Tuy nhiên, dù ở lĩnh vực nào thì một người cửa hàng trưởng cũng phải sở hữu cho mình những kĩ năng mềm dưới đây:

  • Kỹ năng quản lý thời gian
  • Kỹ năng bán hàng
  • Kỹ năng chăm sóc khách hàng
  • Kỹ năng lãnh đạo
  • Kỹ năng ra quyết định tốt
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng làm việc nhóm
  • Kỹ năng tổ chức và quản lý nhân sự, quản lý cửa hàng
  • Kỹ năng tính toán và kiểm soát chi phí hiệu quả
  • Kỹ năng quan sát và phân tích vấn đề
  • Thu nhập cửa cửa hàng trưởng

4. Mức thu nhập của người quản lý cửa hàng khá cao

Hiện tại ở Việt Nam thì cửa hàng trưởng là ngành nghề có thu nhập không nhất định. Mức lương của cửa hàng trưởng phụ thuộc vào từng lĩnh vực; cơ sở làm việc; trình độ học vấn, quản lý; số năm kinh nghiệm;…mà giao động từ 8 – 20 triệu. Thậm chí, nếu là một cửa hàng trưởng cấp cao thì mức lương cao nhất thậm chí có thể lên tới 25 triệu.

Cửa hàng trưởng tuy là một công việc đầy sự thú vị, hấp dẫn nhưng lại không hề dễ dàng  phải không nào? Hơn ai hết, chúng tôi hy vọng thông qua bài viết trả lời cho câu hỏi “Cửa hàng trưởng là gì?” ở trên, chúng tôi đã cung cấp được cho bạn đọc một cái nhìn tổng quát nhất về công việc cửa hàng trưởng và giúp bạn có được một định hướng phù hợp nhất với bản thân. Chúc bạn thành công trên con đường sự nghiệp đã chọn!

Tìm việc Cửa Hàng Trưởng lương cao tại đây!

Kjob chúc bạn thành công !

NHÀ TUYỂN DỤNG HÀNG ĐẦU
tư vấn dịch vụ đăng tin

Kjob online