Cẩm nang tìm việc ngành Điều dưỡng

Cẩm nang tìm việc ngành Điều dưỡng

Những năm gần đây, ngành Y dược nói chung và các ngành thuộc hệ thống ngành Y như ngành điều dưỡng nói riêng đang rất hot. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về ngành điều dưỡng cũng như cơ hội việc làm của nó. Ngành điều dưỡng ra trường làm gì, ngành điều dưỡng có dễ xin việc không, mức lương khoảng bao nhiêu? là những câu hỏi mà các em học sinh trước khi đặt bút điền vào tờ đăng ký nguyện vọng luôn quan tâm. Hãy cùng KJOB tìm hiều về ngành nghề đầy tiềm năng này các bạn nhé.

1. Học điều dưỡng ra làm gì?

Điều dưỡng là nghiệp vụ y tế giữ vai trò chăm sóc sức khỏe, kiểm tra tình trạng bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị cho đến khi phục hồi, giảm thiểu tối đa nguy cơ sang chấn, tái bệnh của bệnh nhân.

Chúng ta đừng lầm tưởng mà đánh đồng điều dưỡng viên và y tá, so với y tá, công việc của điều dưỡng viên đòi hỏi kiến thức chuyên sâu và rộng hơn. Không chỉ đơn giản thực hiện y lệnh của bác sĩ như y tá, người điều dưỡng viên cần linh hoạt, am hiểu về bệnh lý và tâm lý của bệnh nhân, giúp quá trình điều trị và phục hồi diễn ra nhanh chóng, hiệu quả hơn.

Sinh viên học ngành điều dưỡng sau khi ra trường có thể công tác nghiệp vụ điều dưỡng tại các bệnh viên, cơ sở y tế. Tại đây, các nghiệp vụ mà một điều dưỡng viên có thể làm ví dụ như: kiểm tra, giám sát tình trạng bệnh nhân; hướng dẫn bệnh nhân chăm sóc sức khỏe, sử dụng thuốc trong quá trình điều trị; thông báo tình trạng với bác sĩ để có thể điều chỉnh phác đồ điều trị cho phù hợp; là cầu nối giữa bệnh nhân với bác sĩ; là người bạn “xoa dịu” nỗi đau thể xác lẫn tinh thần cho bệnh nhân; lập kế hoạch giúp bệnh nhân và gia đình kiểm soát, phòng ngừa tái bệnh…

Một điều dưỡng viên giỏi hoàn toàn đủ khả năng lập kế hoạch và tổ chức quy trình điều dưỡng. Đồng thời, làm quản lý và đào tạo cán bộ điều dưỡng mới vào nghề. Điều dưỡng viên cũng có thể tham gia các hoạt động y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng tại địa phương như công tác phòng chống dịch bệnh, kế hoạch hóa gia đình, tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cộng đồng…

Nhiều người quan niệm cho rằng, học điều dưỡng nhất định phải làm việc tại bệnh viện, tuy nhiên, sau khi được đào tạo ngành điều dưỡng, bạn có thể tham gia công tác y tế tại địa phương; học lên cao để lấy học vị sau đó giảng dạy tại các trường học, cơ sở y tế; thậm chí ở Đức, tại các viện dưỡng lão hay trong gia đình có người cần chăm sóc đều cần đến điều dưỡng viên.

2. Ngành điều dưỡng có dễ xin việc không?

Ngành điều dưỡng ở nước ta luôn trong tình trạng thiếu nguồn nhân lực trầm trọng, nhất là khi nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân ngày càng cao trong khi những người đáp ứng đủ chuyên môn lại rất ít. Tình trạng quá tải bệnh viện thường xuyên xảy ra, tình trạng một điều dưỡng viên chăm sóc cho nhiều bệnh nhân không còn xa lạ. Thêm vào đó, dân số nước ta đang bước vào thời kì già hóa dân số, nhu cầu về điều dưỡng viên tăng vì số người già cần chăm sóc ngày càng nhiều.

Không nói đâu xa, chỉ nhìn vào tỷ lệ “chọi” cao của các trường đại học chuyên ngành điều dưỡng là đủ thấy sức hút của ngành này. Những năm gần đây, tỷ lệ chọi của ngành điều dưỡng các trường đại học lên tới 1:20 , thậm chí 1:30. Mức độ quan tâm xã hội lớn nhưng số lượng đào tạo lại ít chính là yếu tố đảm bảo chất lượng đầu ra cho sinh viên theo học ngành điều dưỡng.

Ở Canada năm 2016 thiếu khoảng 113.000 điều dưỡng viên, trong khi con số này ở Mỹ là 100.000 và dự kiến tăng lên hơn 430.000 vào năm 2020. Hay như tại Nhật Bản, một đất nước có dân số già mà theo thống kê đến năm 2025, cứ 5 người Nhật sẽ có 4 người trên 75 tuổi thì tình trạng thiếu điều dưỡng viên ngày càng trầm trọng. Vì vậy, sinh viên theo học điều dưỡng không chỉ có cơ hội làm việc tại Việt Nam mà còn có thể làm việc tại nhiều nước khác trên thế giới.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, cứ 1 bác sĩ sẽ cần 3.5 điều dưỡng viên, tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, 1 bác sĩ chỉ có khoảng 1.9 điều dưỡng viên. Nước ta hiện nay có khoảng 130.000 điều dưỡng viên trong khi dự kiến đến năm 2020, nước ta cần đến 220.000 điều dưỡng viên.

Hơn 90% điều dưỡng viên hoạt động tại các cơ sở, bệnh viện cấp tỉnh và chỉ có gần 9% làm việc tại tuyến trung ương. Ngành điều dưỡng đang thật sự thiếu hụt nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao. Qua đó, có thể khẳng định ngành điều dưỡng là ngành có đầu ra rất được đảm bảo không chỉ tại Việt Nam và còn trên thế giới.

3. Mức lương cho ngành điều dưỡng là bao nhiêu?

Trong những ngành có thu nhập cao nhất thì “nhất y nhì dược”, ngành điều dưỡng cũng không phải ngoại lệ. Thực tế, mức lương điều dưỡng viên không có quy định cụ thể mà tùy vào năng lực, bằng cấp và vị trí người đó đảm nhận. Năm 2016, theo thống kê của KJOB, nhân viên mới tốt nghiệp và nhân viên có từ 1-3 năm kinh nghiệm, ngành điều dưỡng đứng thứ 5 về mức thu nhập.

Ở nước ta, mức lương của một điều dưỡng viên ít kinh nghiệm do động 6-7 triệu đồng/ tháng. Mỗi ca trực có thể đạt 200.000 – 300.000 vnd. Nếu ở vị trí cao hơn hoặc có nhiều năm kinh nghiệm, điều dưỡng viên có thể đạt mức lương 9-10 triệu đồng hoặc trên 10 triệu đồng/tháng. Có thể thấy, ngành điều dưỡng là ngành có mức thu nhập mơ ước, nhất là đối với sinh viên mới ra trường.

Trên đây là chia sẻ của KJOB về ngành điều dưỡng để các bạn ứng viên, các em học sinh có thêm tài liệu để tham khảo hữu ích trước khi theo đuổi ngành nghề đầy tiềm năng hiện tại và trong tương lai.

Tìm cơ hội việc làm Ngành Điều dưỡng lương cao tại đây!

KJOB chúc bạn thành công !

NHÀ TUYỂN DỤNG HÀNG ĐẦU
tư vấn dịch vụ đăng tin

Kjob online