Business Analyst là công việc gì?

Business Analyst là công việc gì?

Sự phát triển của các ngành nghề trong lĩnh vực công nghệ thông tin là xu hướng tất yếu của xã hội. Để đạt sự thành công ở bất kỳ vị trí nào thì bạn cũng cần bước những bước đi đầu tiên chắc chắn. Mục tiêu trở thành một BA thành công trong tương lai sẽ rất cần đến vị trí Business Analyst tại các công ty, tập đoàn về công nghệ. KJOB sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mô tả công việc cũng như những yêu cầu để phát triển trên con đường này.

Business Analyst là công việc gì?

Business Analyst hay gọi tắt là BA – chuyên viên phân tích nghiệp vụ, là người có nhiệm vụ kết nối giữa khách hàng và bộ phận nội bộ của công ty trong một dự án để dự án hoạt động trơn tru và mang lại sản phẩm cuối cùng tốt nhất cho khách hàng. Có thể hiểu rằng BA chính là người kết nối giữa khách hàng và team nội bộ để hai bên hiểu và đáp ứng tốt nhu cầu của nhau.

Công việc chính của một BA

Để hiểu về công việc của một Business Analyst KJOB.VN sẽ giúp bạn khám phá thông qua các từ khoá sau:

Thấu hiểu khách hàng: Việc đầu tiên của một BA là tiếp xúc, giao tiếp để khai thác nhu cầu của khách hàng. Mong muốn của khách có thể hơi trừu tượng, mang tính chất khác nhau nhưng BA cần làm rõ nó dựa trên các yếu tố kỹ thuật và kinh doanh. Có sự thấu hiểu khách hàng, BA mới bắt đầu tốt công việc của mình.

Đề xuất giải pháp: Mỗi dự án được đưa ra với yêu cầu từ phía khách hàng, từ team nội bộ, việc của BA sẽ dựa vào sự thấu hiểu khách hàng, kiến thức chuyên môn để đề xuất giải pháp. Các giải pháp liên quan đến quy trình, hệ thống, chính sách, chi phí và cả đào tạo.

Mang lại giá trị: Nếu không có thông tin dễ hiểu về mô tả mong muốn của khách hàng, team sản phẩm nội bộ không thể thực hiện được. Nếu không có sự hướng dẫn, tài liệu hướng dẫn khách hàng cũng không làm thân được với hệ thống sản phẩm mà chính mình đã yêu cầu. BA giỏi chính là người mang lại những giá trị này cho các bên liên quan.

Trách nhiệm của một BA

Tìm hiểu vị trí Business Analyst , nhắc đến trách nhiệm của BA, bạn có biết trách nhiệm lớn nhất là gì không? Đó là sự kết nối. Kết nối ở đây không đơn giản là người trung gian giao tiếp giữa khách và team nội bộ, mà còn chỉ rằng BA là người giải quyết các vấn đề liên quan bao gồm cả kinh doanh, kỹ thuật và mâu thuẫn nếu cả xảy ra.

BA giỏi sẽ nắm được các điểm mấu chốt của dự án, đồng hành cùng team và chịu trách nhiệm về sản phẩm với khách hàng thời gian sau dự án.

Mức lương của Business Analyst là bao nhiêu?

Business Analyst thường có những mức độ phát triển tương ứng với các mức lương khác nhau. Bạn có thể tham khảo một số mức lương Business Analyst như sau:

  • Entry level: Những bạn mới ra trường hoặc đã có kinh nghiệm dưới 1 – 2 năm, những bạn này sẽ có kiến thức cơ bản về BA. Mức lương ở vị trí này thường vào khoảng 7 – 12 triệu đồng/tháng.
  • Junior BA: Là những bạn đã làm owr vị trí Ba từ 2 – 3 năm. Có kiến thức cơ bản, biết phân tích, viết báo cáo, tài liệu, có thể làm việc độc lập. Vị trí này có mức lương từ 12 – 20 triệu đồng/tháng.
  • Senior BA: Có trên 3 năm kinh nghiệm, đã thực hiện nhiều dự án, với các kỹ năng như làm việc độc lập, có thể tự giải quyết được các bài toán phức tạp, kỹ năng mềm, xử lý vấn đề tốt, hỗ trợ được các thành viên khác, linh hoạt và sử dụng được nhiều công cụ cùng nhau giải quyết vấn đề. Mức lương ở vị trí này thường từ 20 – 35 triệu đồng/tháng.
  • Ngoài 3 vị trí trên, sẽ có những vị trí cao hơn như Manager, Principal,… mức lương có thể lên đến 50 – 60 triệu đồng/tháng.

Mô tả công việc của vị trí Business Analyst – BA

  • Giao tiếp với khách hàng, thấu hiểu nhu cầu của khách. Tư vấn dựa trên góc độ chuyên môn để khách hàng hiểu và định hình rõ mong muốn về sản phẩm cuối cùng của mình.
  • Đưa ra giải pháp tốt nhất, thống nhất và đi đến ký kết hợp đồng.
  • Truyền tải nội dung yêu cầu của khách đến cho team nội bộ qua các phương tiện nội bộ, biên bản, hợp đồng, tài liệu liên quan…
  • Hỗ trợ khách hàng và team nội bộ định hướng chính xác yêu cầu của sản phẩm.
  • Hỗ trợ quản lý các dự án, lập kế hoạch và xác định khối lượng công việc trong phạm vi dự .
  • Soạn thảo các tài liệu, quản lý hệ thống tài liệu có liên quan đến dự án bao gồm:  system Requirement Specification, Feature List, Use case list, Use case detail, General Business Rules, Wireframe.
  • Quản lý hồ sơ, văn bản hợp đồng trong suốt quá trình triển khai dự án
  • Hỗ trợ giai đoạn nghiệm thu sản phẩm của từng dự án
  • Hỗ trợ soạn tài liệu hướng dẫn và trực tiếp hướng dẫn khách hàng làm quen, thành thạo với hệ thống sản phẩm của khách
  • Giữ gìn mối quan hệ tốt với khách hàng
  • Thực hiện các công việc khác do người quản lý cấp trên giao xuống

Trên đây là 1 số chia sẻ từ KJOB giúp các bạn phần nào hiểu rõ được vị trí Business Analyst tại các công ty.Làm cơ sở để nghiên cứu và định hướng nghề nghiệp của mỗi cá nhân muốn theo đuổi nghề này trong tương lai.

KJOB chúc bạn thành công !

NHÀ TUYỂN DỤNG HÀNG ĐẦU
tư vấn dịch vụ đăng tin

Kjob online